4. Thị trường OTC là gì?
Giao dịch tại quầy (Over-the-counter – viết tắt là OTC), còn được gọi là giao dịch phi tập trung, thường đề cập đến các hoạt động giao dịch không được thực hiện qua sàn giao dịch trung tâm, mà thông qua “mạng lưới giao dịch viên”. Các giao dịch OTC được thực hiện trực tiếp bởi người mua và người bán trên cơ sở “một-đối-một” (trực tiếp), thường không yêu cầu sự giám sát của bên thứ ba. Trên thị trường tài chính, có rất nhiều loại tài sản cơ sở được giao dịch, bao gồm chứng hoán, trái phiếu, tiền tệ và nhiều loại hàng hóa khác nhau, tất cả có thể được xử lý thông qua giao dịch OTC. Thị trường OTC là một thị trường ảo do vị trí trụ sở là không cần thiết phải có để giao dịch OTC. Khi công nghệ thông tin phát triển, phương thức giao tiếp để giao dịch quốc tế đã phát triển từ sử dụng điện tín và điện thoại truyền thống sang áp dụng hệ thống mạng để xử lý tất cả các giao dịch hàng ngày. Các nhà môi giới có thể yêu cầu báo giá từ các nhà môi giới khác hoặc khách hàng của họ thông qua các sàn giao dịch điện tử.
Các chức năng của sàn giao dịch OTC
Sàn giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch tập trung, vì vậy thông tin giao dịch được công bố đầy đủ và minh bạch trên thị trường theo quy định, với các hợp đồng được chuẩn hóa của các tài sản và sản phẩm cơ sở. Tuy nhiên, giao dịch OTC mở ra cho nhiều giao dịch khác nhau không tuân theo khung quy định của sàn giao dịch. Các nhà đầu tư có thể giao dịch các hợp đồng không được chuẩn hóa bao gồm như chứng khoán, hàng hóa, ngoại hối bằng cách sử dụng Quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, Hoán đổi và các sản phẩm phái sinh tài chính không chuẩn hóa khác.
Sàn OTC có tính linh hoạt hơn (so với sàn giao dịch trung tâm). Giao dịch OTC không nhất thiết tuân theo thời gian giao dịch của sàn miễn là thị trường cụ thể có tính thanh khoản. Vì vậy, giờ giao dịch của nhiều sản phẩm OTC phổ biến có thể kéo dài đến 24 giờ một ngày.
Ngoài ra, có nhiều người tham gia trên thị trường OTC, ví dụ các doanh nghiệp, công ty môi giới, công ty đầu tư, và các nhà đầu tư với mọi quy mô, mà không cần yêu cầu đầu vào và hồ sơ cụ thể. Việc có nhiều người tham gia đa dạng bằng cách nào đó đã cho phép thị trường OTC thúc đẩy thanh khoản thị trường và cải thiện tính minh bạch giá cả.
Hầu hết các giao dịch OTC không được giám sát trực tiếp bởi chính phủ và các tổ chức liên kết. Nó cho phép người mua và người bán thương lượng giao dịch một cách trực tiếp mà không có nghĩa vụ công bố thông tin chi tiết. Vì vậy, các vấn đề về thông tin bất cân xứng và định giá không rõ ràng có thể phát sinh trong giao dịch. Thông thường có sự chênh lệch giá giữa giá giao dịch cuối cùng và giá thực tế trên thị trường. Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo giao dịch OTC sẽ không tạo ra bất kỳ sự hỗn loạn trên thị trường, một số quốc gia và Chính phủ đã thành lập các cơ quan quản lý để thực hiện các quy tắc và chính sách, đảm bảo sự phát triển có trật tự của thị trường OTC.
Dark Pool – Giao dịch ngầm
Giao dịch ngầm, thường được nghe nói đến trên thị trường tài chính, cũng thuộc về giao dịch OTC. Về cơ bản, nó cũng cho phép một số nhà đầu tư tổ chức lớn giao dịch ngoài sàn giao dịch trung tâm theo cách thức ẩn danh. Giao dịch trong Phòng tối không chỉ giảm biến động giá bất lợi mà còn tạo thuận lợi cho giao dịch bằng cách khớp lệnh trong thị trường giao dịch thanh khoản thấp, cung cấp cho người mua và người bán cách thức thanh khoản khác.
——
Cảnh báo rủi ro: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo vào không thể hiện quan điểm của ZFX. ZFX không chịu bất kỳ hình thức tổn thất nào gây ra bởi bất kỳ hoạt động giao dịch nào được thực hiện theo bài viết này. Hãy vững vàng trong suy nghĩ của quý khách và kiểm soát rủi ro tương ứng.