Thị trường thanh khoản là gì? Vì sao tính thanh khoản trong thị trường ngoại hối cao?
Thanh khoản là gì?
Có thể nói thanh khoản là thước đo cho khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản. Tính thanh khoản của một tài sản càng cao, việc chuyển đổi thành tiền của tài sản đó càng dễ dàng hơn, và nó không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi những tổn thất không cần thiết về giá cả do mức cung và cầu trong một khoảng thời gian cụ thể.
Ví dụ, cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn nổi tiếng hoặc vàng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt bởi vì chúng được công nhận rộng rãi trên thị trường. Mặt khác, những thứ có tính thanh khoản thấp, chẳng hạn như tài sản cố định thì không dễ chuyển đổi. Lấy một ngôi nhà ngoại ô làm ví dụ. Bởi vì những ngôi nhà ở ngoại ô không dễ bán, các gia chủ thường phải trải qua một quá trình thương lượng dài mới có thể đạt được một thỏa thuận. Để bán nhà nhanh hơn, gia chủ thường giảm giá. Tại thời điểm này, việc mất giá và thời gian là điều không thể tránh khỏi.
Xem thêm: 3 điều trader nên biết về đầu tư tài chính online trước khi lên sàn
Thị trường thanh khoản
Ngoài ra, tính thanh khoản cũng có trên thị trường tài chính, nghĩa là số lượng người mua và người bán tài sản trong một thị trường nhất định. Càng nhiều người tham gia vào giao dịch, tài sản càng dễ dàng được mua và bán, đó là dấu hiệu của tính thanh khoản cao. Ví dụ, bởi vì khối lượng giao dịch của thị trường ngoại hối là lớn nhất trên thế giới, vì vậy các nhà giao dịch có thể mua và bán ngoại hối bất cứ lúc nào và giá cả thường không thay đổi quá nhiều. Bên cạnh đó, hầu hết các giao dịch được thực hiện theo giá thị trường, biến động lại khá ổn định và rủi ro tương đối thấp.
Nếu trên thị trường có tính thanh khoản thấp, do thiếu số lượng người mua và người bán, có sự chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bán, thế nên sau khi hoàn thành giao dịch sát với giá của thị trường, để tạo điều kiện cho việc khớp các phần còn lại thực sực không dễ dàng. Đây là hiện tượng phổ biến của thị trường với tính thanh khoản thấp, đó là, nới lỏng sự chênh lệch giá mua và giá bán.
Ví dụ điển hình nhất là cổ phiếu không mấy được ưa chuộng. Thường nó rất khó bán hoặc mua do thiếu tính thanh khoản. Để có thể thực hiện được các giao dịch, người mua phải trả nhiều hơn hoặc người bán phải hạ giá bán xuống. Mức độ thanh khoản của thị trường sẽ phản ánh những hoạt động giao dịch. Càng nhiều người tham gia vào thị trường, khối lượng giao dịch sẽ tự động tăng cao, và giá cả sẽ không tăng cũng không giảm đáng kể nhờ vào “sức chứa” lớn của nó.
Vì sao tính thanh khoản trong thị trường ngoại hối lại cao?
Theo thống kê năm 2019 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trên thị trường ngoại hối là gần 6,6 nghìn tỷ USD. Vậy do đâu mà thị trường Ngoại hối lại có tính thanh khoản cao như vậy?
Thị trường ngoại hối có liên kết chặt chẽ đến sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và thương mại của các quốc gia khác nhau, bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế như tiêu dùng và đầu tư, tất cả đều liên quan đến ngoại tệ, làm cho việc thanh toán quốc tế theo lẽ đó khá lớn. Khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối toàn cầu vẫn đang mỗi ngày phát triển trong kỷ nguyên toàn cầu hóa nhanh chóng.
Hầu hết tất cả mọi người đều có thể là một nhà giao dịch tham gia vào thị trường ngoại hối, bao gồm cả các Chính phủ, Ngân hàng Trung Ương, Ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và các nhà giao dịch cá nhân. Vì sự khác biệt về thời gian ở các trung tâm tài chính trên toàn thế giới, thị trường ngoại hối cũng hoạt động 24 giờ một ngày. Dưới tiền đề của ngưỡng truy cập và chi phí giao dịch thấp, hoạt động giao dịch linh hoạt của những người tham gia đã tạo ra tính thanh khoản rất lớn cho thị trường ngoại hối.
——
Cảnh báo rủi ro: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo vào không thể hiện quan điểm của ZFX. ZFX không chịu bất kỳ hình thức tổn thất nào gây ra bởi bất kỳ hoạt động giao dịch nào được thực hiện theo bài viết này. Hãy vững vàng trong suy nghĩ của quý khách và kiểm soát rủi ro tương ứng.