Day trading trong CFD trading là gì? 3 tín hiệu nhận biết hiệu quả
Trong CFD trading, tùy vào mục đích đầu tư mà mỗi trader sẽ có chiến lược giao dịch riêng cho mình. Cụ thể, nhà đầu tư dài hạn có xu hướng giữ cổ phiếu và luân chuyển vòng vốn từ việc tái đầu tư lãi kép (có thể cổ tức tiền mặt hoặc cổ tức cổ phiếu). Mặt khác, nhà đầu tư ngắn hạn sẽ tập trung tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của thị trường hàng ngày trong khoảng thời gian ngắn, có thể là trong ngày. Do đó, hình thức giao dịch day trading (giao dịch ngày) được xem là phương án tối ưu cho những traders đầu tư ngắn hạn.
Qua bài viết dưới đây, ZFX sẽ giải thích cặn kẽ về những chiến lược cũng như công cụ giao dịch phổ biến trong giao dịch day trading.
3 cách nhận biết tín hiệu Day trading trong CFD trading là gì? 2 lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi đầu tư
Day trading trong CFD trading là gì? Đây là hình thức mà traders “làm việc” với các lệnh mua bán trong vòng 1 ngày. Mọi vị thế đóng mở đều gói gọn trong vòng 24h. Nhà đầu tư sẽ dựa vào các chiến lược đầu tư và công cụ phân tích để xác định xu hướng thị trường, đồng thời tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá dựa vào lợi thế đòn bẩy. Một “day trader” thành công cũng cần trang bị cho mình khả năng phán đoán chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn và có kỷ luật tự giác trong đầu tư.
Nắm “đường đi nước bước” của Day trading trong CFD trading với chiến lược riêng cho 3 loại biểu đồ tín hiệu tiêu biểu
Trong CFD trading, việc nhận thức đúng “đường đi nước bước” của thị trường và thu lợi nhuận nhanh chóng là mơ ước của mọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo thống kê thực tế, trong số 100 người giao dịch trong ngày thì có 72% người thua lỗ, và chỉ có 20% thu về lợi nhuận như mong muốn. Vậy, bí quyết thành công của 20% nhà đầu tư ấy là gì? Rất đơn giản, thật ra là nhờ vào kỹ thuật giao dịch và xây dựng chiến lược đúng đắn. Tất nhiên, cũng không thể bỏ qua những yếu tố về mặt tâm lý.
Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về giao dịch CFD cũng như những chiến lược giao dịch cốt lõi, ZFX đã tổng hợp tất cả điều cần biết về giao dịch qua 3 mẫu biểu đồ chính sau:
1 / Range trading (chiến lược giao dịch giữa các vùng giá)
Range trading trong CFD trading là gì? Đây là hành động mà nhà đầu tư tận dụng khoảng chênh lệch giá để “chốt” vị thế. Có thể thấy, sự biến động trong xu hướng thị trường thường phá vỡ sự thống nhất trong giao dịch. Có khi thị trường sẽ bỏ trống và có khi tạo tình huống hợp nhất hay điều chỉnh. Do đó, một số nhà phân tích và nhà giao dịch có kinh nghiệm khuyên rằng, các traders nên “ngồi yên” trước những biến động lớn khi xu hướng không rõ ràng để không phải đối mặt với tổn thất. Tuy nhiên, chiến lược range trading chứng minh rằng, nếu nắm bắt tốt phạm vi để giao dịch, sự biến động giá cũng có thể là cơ hội để nhà đầu tư tận dụng lợi thế từ “swing trading” để giao dịch spread.
Hình 1: Mô hình Range Trading trong CFD trading
Chiến lược range trading được thể hiện rõ nhất ở mô phỏng trên, tại đây sự điều chỉnh trước đó của giá dầu tại khoảng 39.73 và 40.66, chứng tỏ rằng nhà đầu tư có thể tận dụng sử biến động giá trong phạm vi này để mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự.
3 chiến lược và công cụ phục vụ cho range trading trong giao dịch CFD là gì?
- Xác định biến động thị trường theo phạm vi qua các chỉ báo kỹ thuật như Bollinger band, ATR,…
- Vận dụng tốt ưu điểm đường xu hướng để thiết lập phạm vi
- Đặt lệnh chốt lỗ kịp thời để tránh phá vỡ thị trường
2 / Trend trading (chiến lược giao dịch theo xu hướng)
Trong CFD trading, chiến lược giao dịch theo xu hướng là thao tác “chốt” vị thế theo dọc hướng động lượng thị trường. Ví dụ, nếu sự biến động ngắn hạn bị gây ra bởi xu hướng tăng trong thị trường, đây có thể được dự đoán là dấu hiệu tốt để đặt vị thế bán và tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, những kỹ thuật phân tích cần thiết cho trend trading rất ít và rất dễ tiếp cận. Do đó, học cách nắm bắt xu hướng là bài học quan trọng nhất và cơ bản nhất mà những day traders mới cần làm.
Hình 2: Chiến lược giao dịch Trend trading trong CFD trading
Để hiểu hơn về chiến lược giao dịch theo xu hướng, hãy nhìn vào mô phỏng trên. Tại đây, nếu xu hướng thị trường được thể hiện rõ ràng, phương án tốt nhất cho traders là đi cùng xu hướng ấy. Việc các traders tận dụng sức mạnh của các chỉ báo kỹ thuật để theo dõi và đưa ra quyết định sẽ rất có lợi và mang kết quả tích tích cực cho các giao dịch ngắn hạn trong ngày.
3 chiến lược và công cụ phù hợp cho trend trading là:
- Xác định xu hướng chung của giao dịch bằng công cụ hỗ trợ như đường trung bình động (MA) và đám mây Ichimoku (Ichimoku cloud)
- Vận dụng chiến thuật lướt sóng để làm nguyên tắc chung của xu hướng
- Chấp nhận tỷ lệ rủi ro nhất định trong tương lai và xây dựng chiến lược, nắm bắt hiệu quả
3 / Countertrend trading (chiến lược giao dịch ngược xu hướng)
Trong CFD trading, counter trend trading là khái niệm đối nghịch với trend trading. Ở đó, nhà giao dịch sẽ đặt vị thế ngược với xu thế thị trường. Cụ thể, day traders theo xu hướng này sẽ dự đoán thời điểm mà thị trường đạt đến đỉnh điểm và tạo vị thế bán khi đảo chiều xu hướng. Nếu traders xác định đúng xu hướng thì chắc chắn sẽ đạt được lợi nhuận khủng.
Hình 3: Chiến lược Countertrend trading trong CFD trading
Tuy nhiên, việc đi ngược lại với xu hướng thị trường đòi hỏi rất nhiều kỹ năng nghiên cứu nghiêm ngặt. Do đó, nhà đầu tư rất dễ “trắng tay” nếu không biết sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật. Vì vậy, những traders chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch không nên “mạo hiểm” áp dụng.
3 chiến lược và công cụ dùng cho countertrend trading trong giao dịch CFD là gì?
- Dự đoán xu hướng đảo ngược của thị trường thông qua chỉ báo kỹ thuật như RSI và dao động ngẫu nhiên (stochastic oscillator)
- Xác định điểm giá cao và thấp nhất dựa vào đường xu hướng và sơ đồ mạch điện (k-line)
- Về lâu dài, chiến lược đảo ngược xu hướng đòi sự thấu hiểu sâu sắc về thị trường và kỹ năng xác định điểm ra vào thị trường một cách nhanh chóng
CFD trading – Công cụ tài chính được sử dụng phổ biến trong giao dịch hàng ngày
Có thể nói, CFD trading là thị trường đầu tư với đa dạng sản phẩm giao dịch. Tất cả các loại tài sản, hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu,… đều có thể là sản phẩm sinh lợi trong giao dịch hàng ngày. CFD nổi tiếng là sản phẩm giao dịch tối ưu vốn thấp, lợi cao cho những traders không đủ điều kiện để sử dụng sản phẩm cổ phiếu, trái phiếu giá cao.
Giao dịch CFD có tỷ lệ đòn bẩy cao, cho phép traders giao dịch số lượng lớn sản phẩm với số vốn vô cùng ít ỏi. Do đó, đây là thị trường vô cùng hoàn hảo cho những nhà đầu tư bán lẻ. Tuy nhiên, lợi nhuận cao luôn đi đôi với những rủi ro đáng kể. Vì vậy, dù nhà đầu tư có chiến lược giao dịch cùng số vốn ổn định, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần “đương đầu” với những rủi ro nhất định trong quá trình đầu tư.
Tìm hiểu thêm: CFD là gì? Cách CFD hoạt động kèm theo ví dụ cụ thể
Với tài khoản giao dịch ZFX, bạn có thể sử dụng CFD để giao dịch chứng khoán Mỹ, hay các chỉ số chứng khoán toàn cầu 1 cách nhanh chóng và dễ dàng.
2 lưu ý quan trọng trong CFD trading để thực hiện Day trading 100% hiệu quả
Là 1 day trader trong CFD trading, điều quan trọng nhất cần quan tâm là cơ hội giao dịch trong 1 ngày. Do đó, trader có xu hướng chọn sản phẩm giao dịch có những biến động đáng kể. Các tài sản biến động nhiều thường phải thỏa mãn 2 yếu tố sau: tính thanh khoản và thông tin giao dịch.
1 / Tính thanh khoản
Trong thị trường giao dịch CFD là gì, tính thanh khoản lớn sẽ biến 1 đồng tiền lớn trở thành xu hướng giao dịch, giúp nhà đầu tư dễ dàng định hình chiến lược tốt cho riêng mình. Ví dụ, thấy được rằng, cặp tiền EUR/USD sẽ dễ dàng giao dịch hơn cặp INR/USD hay USD/INR, bởi vì đồng tiền euro luôn có sức ảnh hưởng thanh khoản lớn và được dùng phổ biến hơn đồng rupee của Ấn Độ, do đó traders số đồng traders sẽ tập trung đồng tiền này.
2 / Cập nhật tin tức và thông tin liên quan
Những sự kiện nổi cộm về kinh tế thế giới như doanh số bán lẻ ở Mỹ hay bảng lương phi nông nghiệp Mỹ hoặc quyết định lãi suất từ Ngân hàng Trung ương đều thể hiện sự tác động rất lớn đến dữ liệu kinh tế công bố hàng tháng. Mỗi tuần, các tin tức báo cáo về tình trạng thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ và tình trạng tồn kho dầu thô API và EIA được đề cập, đây có thể là cơ hội tạo ra những biến động lớn trong các tài sản cụ thể.
Xem thêm Lịch kinh tế để biết thêm về bản phát hành dữ liệu kinh tế sắp tới.
Tóm lại, trong CFD trading, những nhà giao dịch tự tin vào khả năng phán đoán kỹ thuật của mình có thể tận dụng tối đa các cơ hội biến động từ thị trường để thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, nguyên tắc xu hướng của thị trường không phải lúc nào cũng nhất quán. Do đó, nhà đầu tư nên tập trung kiểm soát rủi ro tối đa.
Cuối cùng, những nhà giao dịch muốn “dấn thân” vào đầu tư Day trading nên lưu ý rằng, thị trường này rất chú trọng vào độ chính xác của những phân tích kỹ thuật và tần suất hoạt động của traders trong chu kỳ hoạt động ngắn. Nhà đầu tư rất dễ mất phương hướng nếu không trang bị cho mình một tinh thần vững vàng. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi bước vào thị trường để không phải đối mặt với những rủi ro đáng tiếc nhé!
—
Về ZFX
- Giải thưởng Nền tảng giao dịch tốt nhất 2019 từ Financial Weekly, do FSA quản lý.
- Hơn 100 tài sản giao dịch, bao gồm Forex , Cổ phiếu , Chỉ số , Vàng, Dầu thô , v.v.
- Nhiều loại tài khoản giao dịch đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng
- Spread thấp, tỷ lệ đòn bẩy linh hoạt
- Nền tảng giao dịch mạnh mẽ thực hiện 50,000 lệnh/s
- Dịch vụ khách hàng 24 giờ chuyên nghiệp
——
Cảnh báo rủi ro: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo vào không thể hiện quan điểm của ZFX. ZFX không chịu bất kỳ hình thức tổn thất nào gây ra bởi bất kỳ họat động giao dịch nào được thực hiện theo bài viết này. Quý khách hãy vững vàng trong suy nghĩ của quý khách và kiểm soát rủi ro tương ứng.