Sàn giao dịch ECN là gì? Vì sao ngày càng có nhiều sàn ECN ra đời?
Hiện nay sự hiện diện của sàn giao dịch ECN là gì được ví như “nấm mọc sau mưa”, cung cấp ngày càng nhiều loại tài khoản cũng như sản phẩm. Để tìm được một sàn “ưng ý” hay nói cách khác là phù hợp với bạn thì cần dành thời gian tìm hiểu kỹ càng.
Sàn ECN là gì? Phân loại tổng quát hệ thống sàn giao dịch trên thị trường ngoại hối
Tài khoản ECN là gì? Ưu, nhược điểm của sàn ECN như thế nào? Cơ cấu của sàn từ tổng quát đến chi tiết ra sao?.vv.. Đây là những câu hỏi muôn thuở của các trader trước khi chính thức bước chân vào hành trình đầu tư Forex.
Nhằm giúp cho các nhà đầu tư mới hiểu hơn về các sàn môi giới nói chung và ECN nói riêng, ZFX chia sẻ nội dung qua bài thông tin sau.
Sàn ECN là gì? Thông tin tổng quan về cơ cấu của các broker hiện nay
Trước khi đi vào cụ thể sàn ECN là gì, chúng tôi sẽ giới thiệu cơ cấu các sàn môi giới Forex. Nhìn chung, sàn môi giới sẽ bao gồm có 2 nhóm sàn lớn, đó là: Dealing Desk và No Dealing Desk. Trong đó cụ thể định nghĩa từng sàn như sau:
– Dealing Desk – sàn ôm: hay còn gọi là “Market Maker”. Đây là sàn kiếm tiền qua việc hưởng chênh lệch giá (spread) và cung cấp sự “thanh khoản” khi tham gia. Nhiệm vụ của sàn này là cung cấp giá mua và bán cho traders. Vốn dĩ các Market Maker kiểm soát giá của các lệnh giao dịch được khớp nên có rất ít rủi ro họ phải chịu khi đã đặt mức cố định. Quy trình hoạt động của sàn này sẽ theo hướng tìm một lệnh bán phù hợp với lệnh mua của khách hàng, sau đó tiến hành khớp lệnh, hoặc chuyển lệnh giao dịch cho nhà cung cấp thanh khoản của họ.
– No Dealing Desk – sàn chuyển: phần này sẽ trả lời câu hỏi “sàn ECN là gì?”. Các sàn No Dealing Desk không giữ các lệnh giao dịch của nhà đầu tư mà thay vào đó là chuyển cho các nhà thanh khoản trực tiếp. Bạn sẽ được giao dịch trực tiếp với giá của thị trường và sàn sẽ không thực hiện giao dịch ngược với khách hàng. Đơn thuần, sàn chỉ thực hiện nhiệm vụ liên kết trader và các nhà cung cấp tính thanh khoản. Phân loại nhỏ hơn các sàn thuộc No Dealing Desk bao gồm:
- STP
- ECN, trong đó bao gồm: loại True DMA và One Touch DMA
- STP+ECN
Lưu ý, trong bài viết này của chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về sàn cũng như tài khoản ECN là gì. ECN viết tắt của Electronic communication Network. Với hệ thống các máy tính kết nối thành mạng lưới điện tử diện rộng, giúp các trader khi tham gia đều có thể thực hiện mua bán các sản phẩm tài chính với tốc độ khớp lệnh cực nhanh, không bị “thời gian ngừng” bởi ôm lệnh. Điểm đáng chú ý khác của sàn ECN là khả năng khớp lệnh của nhà đầu tư một cách tự động với giá tốt nhất vì được chào giá với nhiều ngân hàng và nhà cung cấp tính thanh khoản.
Cụ thể các thành phần cấu thành sàn ECN là gì? Ưu, nhược điểm của sàn ECN
Thành phần cấu thành của ECN là gì? Những thành phần kết nối vào mạng lưới của ECN mang tính đa dạng vượt trội và nhiều đối tượng có đặc điểm quy mô lớn nhỏ khác nhau. Điển hình như:
- Các ngân hàng lớn
- Các quỹ Hedge Funds
- Các sàn ECNs khác
- Các Forex Brokers
- Các Retail Traders
Sàn ECN sẽ có nhiều nhà cung cấp thanh khoản như các ECN khác và các ngân hàng lớn như Barclays, Commerzbank,…trong giới đầu tư tài chính. Để duy trì hoạt động của các sàn này, họ sẽ hưởng lợi từ phí hoa hồng thu được ở mỗi giao dịch thành công.Tỷ lệ hoa hồng của họ được hưởng càng cao nếu khối lượng giao dịch mà các trader thực hiện càng lớn.
Ưu, nhược điểm của ECN là gì?
Về ưu điểm:
- Phí spread thấp: mức thấp có thể tiến đến gần bằng 0 ở một số cặp tiền chính.
- Tính thanh khoản nhanh: chính vì đặc điểm kết nối nhiều nhà cung cấp thanh khoản lớn nên tính thanh khoản của loại sàn ECN cực kỳ cao.
- Cơ chế hoạt động không ôm lệnh của nhà giao dịch
- Giá bám sát với thị trường nên có thể nói là loại sàn có giá tốt
Tuy nhiên, nhược điểm là:
- Đòn bẩy ở mức thấp: nhược điểm lớn nhất của sàn so với loại sàn Dealing Desk. Tuy nhiên, trader cá nhân nào ko muốn mạo hiểm thì có thể tham gia vì tính rủi ro và mạo hiểm của của sàn thấp. Tỷ lệ đòn bẩy thông thường sẽ rơi vào: 1:100, 1:200, 1:500.
- Có tính phí qua đêm ( Nếu không phải là tài khoản hồi giáo)
- Phải ký quỹ đảm bảo rủi ro
Đúc kết tính chất cuối cùng về ECN là gì và đối tượng phù hợp với sàn này?
Đúc kết tính chất cuối cùng về ECN là gì? Tài khoản ECN chỉ khuyến khích dành cho những người chơi có kinh nghiệm và trade thẳng nơi có thanh khoản cao cùng liên ngân hàng. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì nên chọn những tài khoản nhỏ như standard cent hay standard để bắt đầu làm quen với cơ chế hoạt động.
Nhờ ưu thế ít rủi ro và tính thanh khoản nhanh chóng nên nhu cầu về sàn ECN càng nhiều, dẫn đến việc ra đời loại sàn này đáp ứng lượng cầu cũng tăng lên.
Đối với lời khuyên nên lựa chọn sàn nào, nhà đầu tư cần phải xem xét kỹ các yếu tố. Chúng tôi không khuyến khích bạn chọn cụ thể tên một sàn nào đó, mà thay vào đó xác định rõ, liệu khả năng có thể hiểu, ứng dụng là thích nghi với sàn.
Hy vọng bài chia sẻ về tài khoản ECN là gì? Cùng khái niệm phân biệt sàn ECN đã giúp bạn có thêm kiến thức để giao dịch trên thị trường forex này.
——
Cảnh báo rủi ro: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo vào không thể hiện quan điểm của ZFX. ZFX không chịu bất kỳ hình thức tổn thất nào gây ra bởi bất kỳ họat động giao dịch nào được thực hiện theo bài viết này. Quý khách hãy vững vàng trong suy nghĩ, cách tính pip trong forex và kiểm soát rủi ro tương ứng.
ZFX (Zeal Capital Market) là nhà môi giới ngoại hối & CFD trực tuyến cung cấp hơn 100 sản phẩm cho giao dịch ngoại hối, giao dịch hàng hóa, giao dịch chỉ số và giao dịch CFD cổ phiếu. Số tiền ký quỹ tối thiểu để mở tài khoản chỉ là 15 USD. Hãy mở tài khoản giao dịch và tải xuống nền tảng giao dịch MT4 của chúng tôi ngay bây giờ!