Thị trường ngoại hối Gấu là gì? Làm sao để “sống chung” với nó?
Thị trường ngoại hối bao gồm 2 hình thái: Gấu và Bò tót. Nếu Bò tót đại diện cho thị trường giá lên thì Gấu đại diện cho thị trường giá giảm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thị trường Gấu nhé!
Xu hướng Gấu trên thị trường ngoại hối: Định nghĩa, đặc điểm nhận biết và gợi ý đầu tư phù hợp
Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt đi vào khái niệm cơ bản của thị trường ngoại hối kiểu Gấu và các đặc điểm nhận biết về thị trường này. Tiếp đến, chúng ta sẽ đi vào phân tích hiện tượng phục hồi của thị trường Gấu, kèm theo những lời khuyên đầu tư khôn ngoan.
Sơ lược về thị trường ngoại hối kiểu Gấu – “Cơn ác mộng” của mọi nhà đầu tư
Theo định nghĩa, thị trường Gấu là thị trường có giá giảm. Cách đặt tên này bắt nguồn từ bản tính tự nhiên của loài Gấu: Tấn công con mồi từ trên xuống. 3 đặc điểm cơ bản của thị trường Gấu bao gồm:
- Giá sản phẩm trên thị trường Forex giảm ít nhất 20% so với mức cao nhất trong một năm;
- Mang tính chu kỳ hoặc dài hạn. Đợt trước có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng nhưng đợt sau lại có thể diễn ra ròng rã trong nhiều năm, hoặc thậm chí hàng chục năm;
- Nhà đầu tư trong hoàn cảnh này thường lo sợ rủi ro hơn là tận dụng rủi ro, đặc biệt là các nhà đầu cơ.
Năm 2020 vừa qua chứng kiến một thị trường Gấu lớn nhất kể từ đợt kỷ lục năm 2008, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chứng khoán lao dốc “không phanh” ngay cả khi các Ngân hàng Trung ương vào cuộc. Chỉ số S&P 500 giảm 10%, nâng tổng mức giảm đến 26%.
4 dấu hiệu trên thị trường ngoại hối cảnh báo “Gấu” đang “thức giấc” và chuẩn bị tấn công
Về mặt lý thuyết, giá của sản phẩm tài chính trên thị trường ngoại hối quốc tế sẽ tăng chậm trong thời gian dài. Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm có thể thua lỗ nặng khi thị trường Gấu xuất hiện. Để hạn chế rủi ro này, hãy tham khảo qua 4 dấu hiệu phổ biến sau đây của thị trường giá giảm nhé.
Dấu hiệu số 1: Sự kiện thiên nga đen
“Thiên nga đen” là cụm từ dùng để chỉ một sự kiện hiếm gặp, có ảnh hưởng cực lớn và thường ập đến bất ngờ. Nó có thể tạo ra một chuỗi phản ứng tiêu cực hoặc làm đảo lộn các mô hình hành vi hiện có của thị trường.
Chúng ta hầu như chẳng thể làm gì để kiểm soát tình huống này. Một số ví dụ của sự kiện thiên nga đen như: Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers năm 2008, việc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ hủy bỏ sàn tỷ giá hối đoái EUR/FR năm 2015, và mới đây gần nhất là đại dịch COVID-19 trong năm 2020.
Thiên nga đen gây nên sự hoang mang tột độ cho giới đầu tư, tạo áp lực bán ra trên thị trường ngoại hối, dẫn đến giá giảm.
Dấu hiệu số 2: Khi nhà đầu tư quá đỗi lạc quan về thị trường
Thị trường Gấu xuất hiện khi tình hình tài chính bất ổn. Các nhà đầu tư quá say mê với những viễn cảnh tươi đẹp trong tương lai, bỏ quên các rủi ro tiềm ẩn trên thị trường và đặt cược hết toàn bộ số tiền hiện có.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư tham lam đã mở rộng các khoản vay tín dụng một cách không kiểm soát nhằm theo đuổi thị trường bò tót, nhưng lại chẳng hay biết gì về rủi ro có thể nhận lấy, và khiến khả năng vỡ bong bóng tài chính ngày càng cao. Ngay lúc này, tài sản bị định giá quá cao, tạo nên áp lực điều chỉnh lớn.
Dấu hiệu số 3: Dữ liệu kinh tế ghi nhận suy thoái bất ngờ
Kỳ vọng của nhà đầu tư về tương lai được phản ánh rõ nét trên thị trường Forex trước cả khi chúng thực sự xảy ra. Do đó, bản thân thị trường tài chính là một chỉ báo dẫn đầu.
Bản chất của thị trường đầu tư là đặt cược vào các kỳ vọng, chính vì thế mà sản phẩm tài chính luôn đi trước diễn biến thị trường. Tuy nhiên, thị trường Gấu có xu hướng theo sau khi dữ liệu thực tế được công bố và chúng tồi tệ hơn dự kiến, đặc biệt là khi các dữ liệu riêng lẻ đột nhiên biến mất khỏi dòng.
Dấu hiệu số 4: Sự gia tăng của các tài sản trú ẩn truyền thống
Lợi tức kho bạc trên thị trường tài chính quốc tế được công nhận là mức lãi suất chuẩn của thị trường. Nếu đường cong lợi tức của trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ bằng phẳng, hoặc lợi tức của trái phiếu dài hạn thấp hơn ngắn hạn (Đường cong lãi suất trái phiếu đảo ngược), thì có nghĩa là các nhà đầu tư dự đoán nền kinh tế sẽ suy yếu trong tương lai. Từ đó, dòng tiền sẽ chảy vào thị trường trái phiếu để phòng ngừa rủi ro. Đồng thời, các tài sản có rủi ro cao sẽ bị mất giá.
Đầu tư vàng cũng là một phương án khác nhằm tránh rủi ro trên thị trường ngoại hối. Các nhà đầu tư thường chuyển hướng vào vàng như một nơi trú ẩn an toàn, khiến giá vàng tăng. Và, mỗi khi giá vàng leo thang, ta có thể dự đoán được rằng một thị trường Gấu đang sắp sửa đến.
Thế nào là sự phục hồi của thị trường ngoại hối thoát khỏi xu hướng Gấu?
Sự hồi phục của thị trường Gấu là hiện tượng giá cải thiện trong ngắn hạn, đôi khi là do tốc độ giảm nhanh và cả việc săn giá hời. Tuy vậy, sự tăng trưởng tạm thời này thường không thể đảo ngược xu hướng, và thị trường vẫn sẽ tiếp tục giảm sau khi đợt hồi phục này kết thúc.
Ngay cả khi thị trường Gấu đang hoành hành, giá của các sản phẩm tài chính vẫn không giảm một mạch theo đường thẳng, mà sẽ luôn đan xen với sự phục hồi, và không phải lúc nào đây cũng là tin tốt. Nguyên tắc của sự phục hồi là: Giảm càng nhanh, tăng lại càng nhanh; Giảm càng thấp, tăng lại càng cao. Nếu gặp phải một đợt giảm chậm thì sức bật lên của giá sẽ khá yếu, cơ hội vào lại thị trường ngoại hối khá ít. Nhưng nếu bạn gặp được đợt tăng vượt trội thì có thể tranh thủ để kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
Tỷ lệ vàng và lý thuyết mẫu là 2 công cụ được sử dụng phổ biến nhất để các nhà đầu tư kiếm tiền trong bối cảnh giá xuống. Tỷ vàng được dùng để dự đoán mức độ phục hồi trong chu kỳ giá. 3 chỉ số chính bao gồm 0.618, 0.382 và 0.5; trong đó, 3.082 là mức bình thường. Bạn có thể hiểu rằng, mức tăng sẽ bằng 38.2% mức giảm. Nhà đầu tư có thể vẽ biểu đồ bằng xu hướng giá để dự đoán xu hướng tương lai.
Nói chung, nhà đầu tư cũng nên kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật phụ trợ như MA (đường trung bình động), dao động ngẫu nhiên, chỉ số RSI, chỉ số MACD, dải Bollinger… để nâng cao độ nhạy và độ chính xác của dự đoán thị trường.
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn rằng sự phục hồi chính là điểm chấm dứt của thị trường Gấu và lao vào đầu tư. Đó là khởi đầu của một đợt giảm giá mới. Bởi xu hướng tăng lại có thể kéo dài trong vài ngày, trước khi mức giảm tối đa được xác nhận. Nhà đầu tư sẽ có thể mắc bẫy nếu không đủ cảnh giác.
3 chiến lược đầu tư thông minh trên thị trường ngoại hối để tránh bị “Gấu vồ”
Có thể thấy rằng, thị trường Forex Gấu là một hiểm hoạ, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược của nhà đầu tư. Để “sống chung” với Gấu, các nhà đầu tư cần phải có những nước đi thật khôn ngoan và cẩn trọng. Sau đây là 3 gợi ý mà bạn nên hướng đến để đánh thắng những chú gấu hung hăng.
Chiến lược 1: Giảm lượng tài sản rủi ro và tăng lượng tài sản an toàn
Khi thị trường Gấu trỗi dậy, các sản phẩm tài chính lợi nhuận cao thường sẽ là mục tiêu đầu tiên bị “Gấu vồ”, bao gồm cổ phiếu, hàng hóa và trái phiếu có lợi tức cao. Lúc này, bạn nên chuyển đổi chúng sang các tài sản có lợi suất thấp, hoặc thậm chí là quy đổi tất cả thành tiền tệ. Các loại ngoại tệ như đồng đô la Mỹ, yên Nhật hoặc franc Thụy Sĩ đều khá bi quan trước rủi ro, trong khi đó vàng lại là tài sản chống đỡ khá tốt.
Chiến lược 2: Thiết lập một vị thế phòng hộ để tránh rủi ro thị trường
Vị thế phòng ngừa đề cập đến việc sử dụng các thị trường khác hay công cụ tài chính phái sinh để tránh thua lỗ. Nhà đầu tư có thể chọn các sản phẩm tài chính thích hợp như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai và ETF hoán đổi để phòng ngừa rủi ro toàn diện trên thị trường ngoại hối.
Chiến lược 3: Sử dụng hợp đồng chênh lệch (CFD)
Hợp đồng chênh lệch là công cụ khá lý tưởng để đối phó với thị trường Gấu vì nó sử dụng ký quỹ và cho phép giao dịch cả 2 chiều (mua và bán). Nhà đầu tư có thể chuyển đổi tài sản tài chính mà mình đang nắm giữ sang hợp đồng CFD có giá trị tương đương, đồng thời mở một vị thế ngược chiều để bù đắp tổn thất do sự suy giảm thị trường. Ngoài ra, khi thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư cũng có thể dựa vào cơ chế bảo vệ số dư âm* do các công ty môi giới cung cấp để tránh lỗ quá sâu.
(*Bảo vệ số dư âm: Cơ chế giúp nhà đầu tư không bị mất nhiều hơn số tiền mà họ đã ký gửi với nhà môi giới)
Tóm lại, để có thể sống sót qua đợt “tung hoành” của thị trường ngoại hối Gấu, nhà đầu tư cần nắm được 2 kỹ năng. Đầu tiên là khả năng dự đoán khi nào Gấu thức tỉnh qua 4 dấu hiệu thường gặp. Tiếp đến là chọn cho mình một chiếc lược tối ưu để hạn chế thua lỗ hết mức có thể.
>>> Xem thêm:
5 cách đầu tư vàng, lời khuyên chọn sàn giao dịch vàng trực tuyến uy tín
Tỉ lệ vàng bạc là gì? Trong đầu tư vàng, tỉ lệ này ảnh hưởng như thế nào?
Các kênh đầu tư cá nhân: Nên chọn hợp đồng chênh lệch hay hợp đồng tương lai?
——
Về ZFX
- Giải thưởng Nền tảng giao dịch tốt nhất 2019 từ Financial Weekly, do FSA quản lý.
- Hơn 100 tài sản giao dịch, bao gồm Forex , Cổ phiếu , Chỉ số , Vàng, Dầu thô , v.v.
- Nhiều loại tài khoản giao dịch đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng
- Spread thấp, tỷ lệ đòn bẩy linh hoạt
- Nền tảng giao dịch mạnh mẽ thực hiện 50,000 lệnh/s
- Dịch vụ khách hàng 24 giờ chuyên nghiệp
——
Cảnh báo rủi ro: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo vào không thể hiện quan điểm của ZFX. ZFX không chịu bất kỳ hình thức tổn thất nào gây ra bởi bất kỳ họat động giao dịch nào được thực hiện theo bài viết này. Quý khách hãy vững vàng trong suy nghĩ của quý khách và kiểm soát rủi ro tương ứng.