Tin tức thị trường
Chứng khoán Mỹ sau phiên thứ 2 EU bị tác động thế nào?

Hợp đồng tương lai có phục hồi từ “sóng” chỉ số chứng khoán Mỹ phiên thứ hai EU?

06-04-2020 09:00

Chỉ số chứng khoán Mỹ trong năm vừa qua chịu nhiều “đợt sóng” lớn. Cụ thể, có hơn 700,000 vị trí công việc bị “xóa sổ”. Các nhà đầu tư và quỹ có xu hướng nắm giữ đồng đô la và Kho bạc Mỹ khiến chỉ số tiền đô tăng lên mức 100.8 và lợi suất trái phiếu 10 năm ở mức 0.6% do tâm lý ngại rủi ro.

Chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục biến động không ngừng nghỉ trên thị trường thế giới

Chỉ số chứng khoán Mỹ vừa chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 vừa chịu ảnh hưởng từ mặt chính trị. Quá trình lên xuống đầy gian nan và thử thách cho thị trường chứng khoán Mỹ khiến giới đầu tư đã có nhiều phen “ăn không ngon, ngủ không yên”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua những cột mốc quan trọng của nền kinh tế nói chung và các sự kiện ảnh hưởng đến chứng khoán Mỹ nói riêng.

Các sự kiện ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán Mỹ diễn ra nửa cuối năm 2019 đến nửa đầu năm 2020

Chỉ số chứng khoán Mỹ chịu tác động từ những sự kiện lớn, điển hình: vào ngày mở cửa thứ Hai (06/04/2020), giá dầu lao dốc, giảm hơn 10% do việc cắt giảm sản lượng của OPEC + không chắc chắn, và nó đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Tuy nhiên, hợp đồng tương lai của chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn hoạt động tốt sau khi Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence thông báo rằng dấu hiệu bùng phát Dịch Corona ở Mỹ đang bắt đầu chững lại. Tâm lý nhà đầu tư cũng từ đó chuyển biến tốt hơn, thúc đẩy chỉ số Dow tương lai và S&P 500 tương lai tăng đều hơn 3%.

Chỉ số chứng khoán Mỹ bị ảnh hưởng bởi Covid

Kirill Dmitriev, giám đốc điều hành của Quỹ chủ quyền Nga (RDIF), cho biết Nga và Ả Rập Xê Út đang “rất, rất gần” để đạt đến thỏa thuận về cắt giảm sản lượng, quan trọng hơn là để ổn định thị trường dầu mỏ. Ông chia sẻ, ông đang hợp tác chặt chẽ với Mỹ để khuyến khích cắt giảm sản xuất. Trong lúc đó, Saudi Aramco, công ty dầu khí quốc doanh của Ả Rập Xê Út trì hoãn việc công bố giá dầu thô tiêu chuẩn vào tháng Năm. Việc thiết lập giá sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc họp sắp tới và có thể được hoãn lại nếu cần thiết.

Giá dầu ổn định trong phiên giao dịch châu Âu hôm thứ Hai khiến cho hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, ngay cả khi Ả Rập Xê Út và Nga thể hiện ý định về việc cắt giảm sản lượng, thì Tổng thống Trump cũng không cho biết rằng ông sẽ tham gia hay không. Ông tuyên bố rằng, có thể ông sẽ áp đặt thuế quan nếu giá dầu vẫn ở mức thấp như hiện tại để bảo vệ ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.

Đến nửa cuối năm 2020, chỉ số chứng khoán ở châu Âu và Mỹ tiếp tục lao dốc, giá dầu thế giới giảm đáng kể

Khép lại phiên giao dịch ngày 24/06, chỉ số chứng khoán tại thị trường Châu Âu và Mỹ đồng loạt lao dốc đến bất ngờ. Tác nhân ảnh hưởng chính đến tâm lý cũng như những biến chuyển hiện tại đó là do đại dịch Covid 19 bùng phát và nguy cơ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và EU.

Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm 2.7% (tương đương 700 điểm) và chính thức khép lại tại giao dịch với mức 25,445.94 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 xuống mức 3,050.33 điểm, giảm 2.6 % và chỉ số Nasdaq xuống mức 9,909.17, tức giảm 2.2%. Cùng lúc, tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 trên sàn giao dịch London (Anh), DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) hay EURO STOXX cũng đều giảm ở mức hơn 3%.

Chỉ số chứng khoán Mỹ bị ảnh hưởng bởi Covid

Với tình hình dịch bệnh hiện tại cùng những biến động kèm theo cho thấy rằng, khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng lớn là rất cao. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm 4.9% trong năm nay.

Bên cạnh đó, Mỹ lại thông báo có nên áp thuế mới với khối lượng hàng hóa trị giá 3.1 tỷ USD nhập khẩu từ châu Âu hay không trong khi cả hai bên đang có mâu thuẫn liên quan đến trợ cấp chính phủ cho hãng chế tạo máy bay Airbus.

Theo phân tích của chuyên gia Craig Erlam từ OANDA, tình hình chỉ số chứng khoán Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều biến động. Trong đó, 2 biến động lớn nhất và ảnh hưởng nhất đó là số ca mắc dịch bệnh Covid và tâm lý nhà đầu tư chưa sẵn sàng. Cột mốc rõ nhất cho thấy vào ngày 24/6 và đây cũng là thời điểm đe dọa doanh nghiệp và thị trường việc làm.

Cập nhật tình hình chỉ số chứng khoán Mỹ được chốt phiên ngày 11/1/2021 đảo chiều đi xuống

Thị trường chỉ số chứng khoán Mỹ ở phiên giao dịch ngày 11/01 có dấu hiệu khựng lại do nhà đầu tư vẫn còn tâm lý e sợ trước số ca Covid 19 không ngừng tăng lên.

Chỉ số chứng khoán Mỹ bị ảnh hưởng bởi Covid

>> Tìm hiểu kỹ hơn về giao dịch chỉ số TẠI ĐÂY

Mặt khác, lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ hiện đang ở đỉnh cao kể từ tháng 03/2020. Thực tế, thị trường đang rất trông cậy vào gói kích thích kinh tế mới từ Washington, bối cảnh mà đảng Dân chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng.

Điểm riêng về tình hình trái phiếu Mỹ loại kỳ hạn 2 năm và 10 năm. Lợi suất đã tăng tới mức cao nhất từ tháng 07/2017. Nguyên do nhằm hỗ trợ cho đồng USD, giúp chỉ số đồng bạc xanh tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần so với rổ tiền tệ thế giới.

Liên hệ chốt phiên tại Việt Nam vào ngày 11/1, chỉ số VN Index tăng 17,2 điểm (+1.47%), lên 1.184,89 điểm, HNX-Index tăng 1,72 điểm (+0,79%), lên 219,12 điểm.

Những thông tin này sẽ liên quan đến tình hình tăng lên hay giảm xuống của chỉ số chứng khoán Mỹ. Nhưng để tiến hành giao dịch như thế nào thì còn tùy thuộc thêm vào góc nhận định của từng trader đối với thị trường và vị thế đóng giao dịch. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn hãy cẩn trọng trong những chiến lược đầu tư của mình, nhất là đối với các hợp đồng tương lai (Futures Contract).