Điểm tin tuần 16.11 – Lạm phát đạt mức cao nhất kể từ năm 1990
Lạm phát
Tuần vừa rồi, chúng ta tiếp tục nhận thấy các tín hiệu về lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao, phản ánh qua việc chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đều vượt quá kỳ vọng, hiện ở mức cao nhất trong nhiều kỳ.
Chỉ số CPI được báo cáo 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng là mức cao nhất kể từ năm 1990. Trong khi chỉ số PPI là 8,6%, cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2010. Điều này được thúc đẩy bởi những yếu tố nhất thời bao gồm các lĩnh vực như năng lượng và ô tô, hay tiền thuê nhà và tiền lương.
Lạm phát hiện tại vẫn ở mức cao – với CPI cơ bản trên 2,0% từ đầu năm đến nay kể từ tháng 4 năm 2021, khi nền kinh tế mở cửa trở lại và vắc xin ngày càng phổ biến hơn. Chú ý rằng trong 10 năm trước đại dịch, CPI bình quân là 1,6% và CPI lõi trung bình là 1,8%, thấp hơn rất nhiều so với chỉ số CPI được báo cáo gần nhất là 6,2% và chỉ số CPI lõi cơ bản là 4,6%.
Mặc dù CPI và CPI lõi đang ở mức cao hiện nay, nhưng trước khi xảy ra đại dịch, các chỉ số này có giá trị trung bình dưới 2,0% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ này cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát khi nền kinh tế đã mở cửa trở lại sau đại dịch. (Nguồn: Factset)
Điều gì đang thúc đẩy lạm phát gia tăng này?
Chúng tôi cho rằng sự kết hợp giữa nhu cầu tiêu dùng mạnh và nguồn cung yếu -điều mà gây ra bởi sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động – đã tạo ra sự mất cân bằng này và đẩy giá cả lên cao. Sự mất cân đối này gây ảnh hưởng lên người tiêu dùng khi giá xăng và hàng hóa cao hơn trên diện rộng.
Mặc dù lạm phát tăng cao có thể là lực cản đối với sự thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng, nhưng quan điểm của chúng tôi vẫn cho rằng lạm phát sẽ giữ ở mức này và khó có thể tăng cao hơn. Khả năng sẽ vẫn ở mức cao so với mức trung bình trước đại dịch.
Liệu lạm phát có thể giảm xuống từ đây?
Có những thành phần gây nên lạm phát mà chúng tôi cho là nhất thời (yếu tố “Flexible”) sẽ có khả năng giảm trở lại, trong khi có một số danh mục có thể vẫn tăng lên (yếu tốt “Stickier”).
Bản thân Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện một nghiên cứu chỉ ra đâu là các yếu tố “Flexible” và “Stikier” của lạm phát.
Các thành phần tạm thời của lạm phát bao gồm các lĩnh vực như giá năng lượng và khí đốt, ô tô, thực phẩm và chỗ ở. Các lĩnh vực như thế này đã và đang chống chọi với ba đợt gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động và nhu cầu cao hơn khi đại dịch bắt đầu dịu đi trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin rằng sự tăng giá mà chúng ta đã và đang thấy trong năm nay sẽ khó có thể lặp lại trong những tháng tới. Trên thực tế Chúng tôi cũng có thể bắt đầu nhận thấy sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể sẽ giảm bớt trong năm mới khi một số công ty ô tô đã nhận xét về việc cải thiện điều kiện cung cấp trong bài bình luận về thu nhập hàng quý của họ.
Mặt khác, có những thành phần của lạm phát có thể vẫn có thể tăng (“Stickier”) như chỗ ở và chi phí thuê nhà, dịch vụ chăm sóc y tế và chi phí giáo dục. Tiền lương cũng có thể đưa vào danh sách này mặc dù thành phần này sẽ gặp nhiều khó khăn vì tăng lương cần một sự tăng trưởng rõ ràng để thực hiện.
Tóm lại việc lạm phát có thể giảm xuống ngay là khá khó khăn cho đến khi thị trường lao động thực sự bình ổn.
Giá Vàng
Hiện tại, vàng vẫn ở mức khoảng 1866 USD, đã tăng 480 pips tính từ giá mở cửa của tuần trước tại 1818 và xu hướng này vẫn còn mạnh mẽ. Việc lạm phát được báo cáo ở mức cao có thể sẽ vẫn tiếp tục là hỗ trợ giá Vàng.
Về khía cạnh kỹ thuật, giá vàng đã phá vỡ kháng cự cứng quanh 1830 và tăng mạnh mẽ đến 1866-1870 – tức vùng tranh chấp trong quá khứ. Điều này có thể mang đến một sự điều chỉnh về những vùng hỗ trợ bên dưới gồm:
- Hỗ trợ 1845 (FIbo 23.6%)
- Hỗ trợ 1830 (Fibo 38.2%)
Nếu lực mua vẫn mạnh mẽ, giá vàng có thể đạt mức giá mục tiêu quanh 1900 – 1915. Chúng tôi vẫn nghiêng về kịch bản giá vàng sẽ tiếp tục giữ vững cấu trúc tăng đến khi chạm được mục tiêu 1900.
USD Index
Trước tình hình lạm phát, dĩ nhiên chỉ số USD index đang trong một xu hướng tăng rõ ràng và mạnh mẽ. Mức kháng cự 94.5 đã bị phá vỡ trong tuần vừa qua và USDX đang neo tại 95.4.
Mục tiêu tiềm năng trong tuần này có thể kỳ vọng là 96 – 97.
Bên có 2 vùng hỗ trợ nhà đầu tư cần để ý là 95 và 94.5.
S&P500
Để phòng vệ danh mục đầu tư và hưởng lợi trước tình hình tăng mạnh của lạm phát, thì việc đầu tư vào thị trường chứng khoáng Mỹ là giải pháp đáng được xem xét.
Trong khi lạm phát tăng 6.2% sau đại dịch so với mức trung bình thì chỉ số S&P500 đã cho thấy sự tăng trưởng 23.8%.
S&P500 hiện tại đã tăng trưởng 1.57% từ đầu tháng 11 và hiện đang neo ở mức 4685. Việc tăng trưởng vượt qua mức cao nhất mọi thời đại (4552 – được thiết lập trong tháng 9) làm cho chúng ta rất khó dự đoán để nói rằng mục tiêu tiếp theo sẽ là bao nhiêu. Nhưng nhìn chung, quan điểm vẫn là tăng.
Chiến lược phù hợp với S&P500 vẫn là canh mua lên tại các vùng giá hỗ trợ
- Hỗ trợ 4600 (Fibo 23.6%)
- Hỗ trợ 4550 (Fibo 38.2%)
Các bản tin quan trọng tuần này cho đồng USD
Trong tuần này, ngoài các bài phát biểu của các thành viên FED, bản tin về chỉ số bán lẻ vào 8h30 tối thứ 3 ngày 16/11 có thể dẫn đến sự biến động mạnh cho USDX.
Dự báo của các chuyên gia trên Forex Factory cho rằng tình hình bán lẻ tại Mỹ sẽ tiến triển tốt hơn so với báo cáo kỳ trước. Nếu kết quả ra tin cao hơn dự báo, USDX sẽ dễ dàng đạt mức kỳ vọng 96.xx.
Bên cạnh đó tùy thuộc vào góc nhìn của các thành viên FED về lãi suất mà USDX có thể có sự biến động tương ứng.
Nhìn chung, xu hướng chính cho USDX vẫn là tăng.