Tin tức thị trường
OPEC+ DỰ KIẾN CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG ĐỂ HỖ TRỢ GIÁ DẦU - ZFX

OPEC+ DỰ KIẾN CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG ĐỂ HỖ TRỢ GIÁ DẦU

03-10-2022 02:58

Tại cuộc họp ở thủ đô Vienna, Áo vào ngày 2/10 vừa qua, OPEC+ đang xem xét cắt giảm sản lượng dầu mỏ cho tháng 11 ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày. Lượng cắt giảm này cao hơn số lượng dự báo trong biên độ 500.000 – 1 triệu thùng/ngày được đưa ra vào tuần trước. Động thái giảm sản lượng “nghiêm khắc” này của OPEC+ có thể tạo động lực tăng cho giá dầu. Đây là thời điểm nhạy cảm cho sự thúc đẩy giá Dầu thô khi mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đấu tranh để giảm chi phí năng lượng. 

Thông tin này đã nhanh chóng đẩy giá dầu tăng tốc lên thẳng 82 USD chỉ trong phiên giao dịch đầu của tuần mới. 

Trong bản tin công bố PCE cốt lõi Hoa Kỳ vào thứ 6 tuần trước, kết quả đã cho thấy mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 4,9%. Đây được xem là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2022. Theo dữ liệu thống kê từ các quỹ tương lai của Mỹ cho thấy rằng các nhà giao dịch đang đặt tỷ lệ cược Fed sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản vào tháng 11 là hơn 65%. 

Dữ liệu thực tế cho thấy khả năng đó đang ở mức 58%, theo CME. 

Chứng khoán Mỹ vẫn giảm điểm trong phiên giao dịch thứ Sáu vừa qua, đánh dấu trong một tuần và một tháng chứng khoán tiếp tục giảm và xác nhận thị trường con Gấu đối với bộ 3 chỉ số chứng khoán US30, S&P500, Nasdaq. Nếu tính từ đầu năm 2020 thì 3 chỉ số này đã tạo mức thấp mới trong gần 2 năm. 

Chỉ số Dow Jones giảm 21% từ năm 2020, S&P 500 giảm 25% và Nasdaq Composite đã thụt lùi hơn 32%. 

Rõ ràng là trong 2 sự chọn lựa giữa tăng trưởng và lạm phát, FED đã chọn giải pháp ưu tiên đối phó với lạm phát, thậm chí FED còn tỏ ra ngày càng “diều hâu” với các quyết định của minh. Điều này đã mang đến nhiều sự bấp bênh, lo lắng của giới đầu tư hiện tại. Cuộc chiến này khó có thể kết thúc trong chỉ vài tháng nỗ lực, vì vậy, thị trường con Gấu có thể tiếp tục kéo dài cho đến khi nào các con số thực sự cho thấy lạm phát đã được giải quyết. 

Anh đang là quốc gia được nhiều nhà đầu tư cho rằng là có khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ cao nhất. Điều này tuy vẫn là dự đoán, nhưng chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh tế – chính trị của nước này đang khá ảm đạm, đặc biệt là trong bối cảnh khối EU cũng gặp tình trạng tương tự. 

Vị thế đồng EUR đã mất giá trị mạnh so với đô la và gần đây đồng Bảng cũng đã lặp lại điều đó. Điều này được thể hiện qua tỷ giá GBP/USD đã giảm thấp hơn 1,05, tức mất 27% so với hồi đầu năm 2021.  

Thị trường tiền điện tử trong thời gian qua tương đối ảm đạm và chủ yếu “nhảy nhót” theo “giai điệu” của đồng USD và và các quyết định đến từ cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED). Các ánh mắt của nhà đầu tư đang có phần e dè đối với Crypto sau hàng loạt những sự kiện đổ vỡ của các đồng tiền lớn, trong đó có cả stable coin. Quý 3 này có một diễn biến vô cùng quan trọng đó là chính quyền Hoa Kỳ sẽ ban hành hướng dẫn mới về quản lý Crypto. Đây được xem là hướng dẫn đầy đủ đầu tiên về các quy định cho lĩnh vực tiền mã hóa. Liệu rằng “sự quan tâm” này có đem làn gió mới cho thị trường tiền mã hoá? 

Các tin tức quan trọng tuần này 3/10 – 7/10 

lich-kinh-te-zfx

Tuần này, chúng ra sẽ đối diện với nhiều bản tin quan trọng hơn so với tuần trước, điều mà có thể mang đến nhiều biến động hơn. 

Đối với đồng đô la, bản tin PMI vào tối thứ 4 và bản tin Non-farm payroll vào tối thứ 6 là 2 tâm điểm đáng chú ý nhất. Sức khoẻ của thị trường lao động đang là mối quan tâm hàng đầu của FED, vì nó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến mức độ diều hâu của cơ quan này. Theo dự báo, thị trường lao động sẽ hạ nhiệt với mức độ tăng trưởng việc làm phi nông nghiệp ở mức 265,000 so với mức cao hơn vào tháng trước là 315,000. 

Nếu thị trường lao động xấu hơn nhiều so với dự báo thì nó sẽ làm chậm lại các quyết định lãi suất của FED.  

Ngoài ra, chúng ta còn có các tin tức quan trọng khác như CPI của Thuỵ Sỹ, báo cáo lãi suất của RBNZ, cuộc họp của OPEC+,…

Mở tài khoản bắt đầu giao dịch ngay