Trung Quốc nới lỏng phong toả, nhu cầu dầu phục hồi
Góc nhìn cơ bản – ZFX
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đóng cửa tuần giao dịch vừa rồi với sắc đỏ khi nhà đầu tư lo ngại về một kịch bản suy thoái có thể xảy ra với chứng khoán Mỹ. Lúc đầu, đà sụt giảm do bán tháo chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng được đánh giá cao. Tuy nhiên, đà sụt giảm cuối cùng đã mở rộng sang các lĩnh vực khác trên thị trường. Đến cuối phiên ngày thứ Sáu, năng lượng là ngành duy nhất thuộc S&P 500 ghi nhận sắc xanh từ đầu năm đến nay.
- Fed đã báo hiệu rằng sẽ tiếp tục nâng lãi suất khi cơ quan này cố gắng kiềm chế sự gia tăng lạm phát gần đây. Lập trường cứng rắn về chính sách tiền tệ của Fed đã làm dấy lên lo ngại rằng điều này có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.
- Thị trường Dầu thô mặc dù đã tăng giá mạnh trong phiên đầu tuần nhưng sau đó đã giảm giá và đóng cửa với mức thấp. Nhìn chung, có vẻ thị trường đang khá nhạy cảm và không thể hiện một chiều hướng rõ ràng. Nguyên nhân có thể kể đến là sự “đối nhau” của các yếu tố vĩ mô.
- Trung Quốc phát tín hiệu cho thấy sự phục hồi của nhu cầu sử dụng dầu sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp phong tỏa tại một số khu vực, trong đó có trung tâm tài chính Thượng Hải để kiềm chế sự lây lan của Covid-19. Thượng Hải dự kiến sẽ nới lỏng phong tỏa từ 21/5 và cuộc sống của người dân chính thức trở lại bình thường từ 1/6.
- Khả năng Liên minh châu Âu (EU) sẽ đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận theo từng giai đoạn đối với dầu của Nga, bất chấp những lo ngại về nguồn cung ở Đông Âu.
Góc nhìn kỹ thuật – ZFX
Cặp tiền AUD/USD
Xu hướng ngắn hạn: Tăng
Hỗ trợ: 0.70100 / 0.69500
Cặp tiền AUD/USD đã có một tuần được giao dịch khá tích cực khi đã xuất hiện các dấu hiệu của một xu hướng tăng đang hình thành. Nếu đà tăng này tiếp tục, nó có thể tiến đến vùng cản tâm lý tiếp theo ở ngưỡng 0.72300. Giá có thể sẽ tích lũy thêm trong khoảng biên độ 0.70700 – 0.70100 trước khi xuất hiện các diễn biến xu hướng tiếp theo.
Cặp tiền USD/CAD
Xu hướng ngắn hạn: Giảm
Kháng cự: 1.28600 / 1.28900
Cặp tiền USD/CAD đã xuất hiện động lực giảm khá rõ ràng trong tuần giao dịch vừa rồi với cấu trúc đỉnh – đáy thấp hơn. Trạng thái giao dịch như vậy cho thấy rằng sự nỗ lực của USD/CAD đã không thành công khi cố gắng vượt qua kháng cự 1.29500 – mức giá mà đã được duy trì trong gần 1 năm, từ tháng 7/2021.
Vàng – XAU/USD
Xu hướng ngắn hạn: Tăng
Hỗ trợ: 1832 / 1820
Vàng đã phục hồi nhiều ngày dưới tác động của việc đồng Đô La mạnh lên sau khi đã có lúc được giao dịch thấp ở mức 1790. Về cơ bản, đồ thị ngắn hạn của giá Vàng đang nghiêng hơn về chiều tăng với các đỉnh cao hơn khá rõ ràng. Các vùng hỗ trợ 1832 / 1820 có thể trở thành các mức mở vị thế mua tiềm năng khi các hành động giá quanh những mức hỗ trợ này phát tín hiệu.
Dầu – WTI
Xu hướng ngắn hạn: Tăng
Hỗ trợ: 108 / 110
Giá Dầu WTI đã phục mạnh mẽ trở lại ở nửa sau của tuần vừa rồi nhưng đà tăng là khá lỏng lẻo khi so sánh với các đơt giảm mạnh trước đó vào ngày 18-19/5 và có lúc đưa WTI về 103 USD. Việc phục hồi mạnh mẽ như vậy sẽ khó để xác định xu hướng tiếp theo nhưng với nỗ lực vượt qua thành công ở ngưỡng 110 – đỉnh cao nhất được thiết lập trong ngày 19/5, dầu WTI sẽ có thể tiếp tục xu hướng phục hồi này để tiến về 112-113 USD trước khi có những phản ứng tiếp theo
Chỉ số US30
Xu hướng ngắn hạn: Sideway
Biên độ: 31000 – 31550
Sự tăng giá mạnh trong thứ 6 vừa qua tiến sát về mức cản tâm lý 31550 và đã để lại mẫu hình nến đảo chiều Piercing (Xuyên phá). Đến hiện tại, chúng ta cần quan sát ngưỡng 31550 này. Nếu mức giá này bị phá vỡ, khả năng US30 sẽ tăng cao hơn
Tiền điện tử BTC/USD
Xu hướng ngắn hạn: Sideway
Biên độ: 28750 – 30600
Mặc dù xu hướng chính của BTC vẫn là giảm nhưng Bitcoin đã gần như được giao dịch trên ngưỡng hỗ trợ 28750 trong nhiều ngày. Mặc dù BTC/USD chưa phá vỡ được mốc 30600 nên chúng ta khó nói trước diễn biến xu hướng tiếp theo, nhưng nếu ngưỡng 30600 này bị phá vỡ lên, xu hướng sẽ có thể tiếp tục tăng đến 32200.