Dầu tiếp tục leo dốc. Lạm phát gần đạt đỉnh
Góc nhìn cơ bản
- Tỷ lệ lạm phát vẫn tiếp tục tăng lên dù các Ngân hàng Trung Ương (NHTW) trên toàn thế giới đã triển khai những biện pháp mạnh mẽ hơn. Mặc dù đã xuất hiện một vài chỉ báo cho thấy lạm phát đã gần đạt đỉnh, các NHTW vẫn tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ sau khi bị chỉ trích là đã đánh giá quá thấp nguy cơ lạm phát ở thời điểm đầu năm 2022.
- Trong khi Australia phải đối mặt với áp lực lạm phát tương tự như các nền kinh tế khác, do giá xăng dầu, điện và thực phẩm tăng cao, người tiêu dùng của nước này là một trong những người mắc nợ nhiều nhất trên thế giới, với tỷ lệ nợ trên thu nhập hộ gia đình cao kỷ lục là 187%. Theo nhiều chuyên gia, RBA sẽ tăng lãi suất khoảng 50 điểm cơ bản trong tuần này để kiềm chế lạm phát đang gia tăng. Điều này gây áp lực lên nền tiêu dùng mắc nợ nhiều nhất thế giới.
- Trong dài hạn, kim loại Vàng có lẽ vẫn phải chịu áp lực bởi lộ trình lãi suất nhưng thị trường có thể sẽ thẩm thấu tâm lý ngại rủi ro từ lo ngại suy thoái kinh tế. Vàng có thể sẽ xuất hiện một đợt kéo lên bởi giai đoạn tâm lý này và sau đó tiếp tục bị đàn áp bởi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
- Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Hoa Kỳ sẽ rơi vào ngày 4/7, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ đóng cửa trong hôm nay.
- Giá dầu đã liên tục leo dốc khi các nhà lãnh đạo G7 đề xuất áp mức trần giá đối với dầu nhập khẩu của Nga. Động thái này của các nền kinh tế G7 sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt trên thị trường dầu và sản phẩm tinh chế toàn cầu.
- Sự không chắc chắn trong khả năng cung ứng dầu của các thành viên OPEC+, cùng với hình thức gián đoạn nguồn cung khác đang xuất hiện trên khắp thế giới như đình công khiến nguồn cung dầu trên toàn thế giới vốn đã thắt chặt nay lại càng khó khăn hơn.
Góc nhìn kỹ thuật
- Cặp tiền EUR/USD
Xu hướng ngắn hạn: Giảm
Tỷ giá EUR/USD đã quay trở lại xu hướng giảm sau một chu kỳ hồi phục không dài và bị cản lại ở ngưỡng tâm lý 1,06000.
Biên độ dao động hiện tại của EUR/USD đang trong kênh giá giảm với 2 mức kháng cự ở 1,04877 – 1,04363. Ý tưởng giao dịch nên tạm thời tập trung hơn vào các cơ hội bán ra cho đến khi ngưỡng 1,04877 bị phá vỡ lên thành công.
- Cặp tiền GBP/USD
Xu hướng ngắn hạn: Giảm
Tương quan thuận với EUR/USD, tỷ giá GBP/USD cũng giảm trở lại sau dấu hiệu phá vỡ giảm khỏi ngưỡng hỗ trợ 1,21819 và tiếp tục giảm mạnh hơn vào ngày 1/7 đưa tỷ giá này có lúc giảm về 1,20000.
Sự phục hồi re – test về 1,21152 cũng chính là mức kháng cự ngắn hạn có thể phát sinh ý tưởng giao dịch bán theo xu hướng giảm với mục tiêu chốt lời ở mức 1,19500.
- Vàng – XAU/USD
Xu hướng ngắn hạn: Giảm nhưng lực bán yếu
Mặc dù giá Vàng dường như đã và đang suy giảm trong nhiều ngày qua trước áp lực tăng lãi suất của FED, nhưng cũng không thể loại bỏ hoàn toàn chiều tăng khi vàng vẫn đang là tấm vé an toàn và nỗi lo về suy thoái kinh tế vẫn còn hiện hữu.
Trong ngày thứ 6 tuần vừa rồi đến hiện tại, XAU/USD đã xuất hiện một lực mua mạnh đẩy tài sản này lên cao 1811 USD so với mức thấp trong ngày 1/7 là 1785 USD. Đây là dấu hiệu cho thấy một sự phục hồi sẽ xảy ra nếu đà tăng này được giữ tốt trên mức 1800- 1805 USD. Tình hình hiện tại tốt nhất là vẫn nên chờ thêm một số hành động giá khác phản ứng quanh 1800 – 1805 USD. Ý tưởng tạm thời vẫn nên là ưu tiên canh mua lên.
- Dầu – WTI
Xu hướng ngắn hạn: Tăng
Giá Dầu đang nằm trong dạng cấu trúc tương đối khó khăn để giao dịch khi giá đang biến động khó lường trong ngưỡng 102 – 114 USD. Ngưỡng swing 107,19 USD đang thể hiện là một vùng tranh chấp ngắn hạn khi hành động giá liên tục xoay quanh mức này.
Hiện tại, WTI đang được giao dịch quanh 108,17 USD, vượt ngưỡng swing nói trên.
Trước các áp lực thiếu hụt nguồn cung, WTI vẫn còn cửa tăng và dự kiến có thể tăng lên 112 – 114 USD trong tuần này.