PCE phục hồi, đồng đô tăng đến 105. Dầu và Chứng khoán Mỹ chịu áp lực
Nhận định đồng đô la Mỹ
Tuần vừa qua, Chỉ số DXY đã cán mốc 105 sau khi chỉ số PCE đã tăng 4,7% (so với cùng kỳ năm ngoái) trong tháng 1. Điều này đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vào phiên cuối tuần. Cụ thể, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng lên 4,803%, cao nhất kể từ năm 2007. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên ngưỡng 3,948% sau hai phiên giảm liên tiếp.
Việc công bố dữ liệu lạm phát gần đây của Mỹ đã làm tăng kỳ vọng trên thị trường rằng, Fed sẽ duy trì lập trường tích cực về việc tăng lãi suất. Các nhà đầu tư cũng đàm phán nhiều về khả năng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 3 với kỳ vọng lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng cùng chiều với đồng bạc xanh trong thời gian tới.
Triển vọng ngắn hạn vẫn là tăng đối với chỉ số DXY, thậm chí chỉ số này có thể tăng lên mốc 105.5 – đây là ngưỡng kháng cự quan trọng trong ngắn hạn. Nhưng, hành động giá xung quanh mốc này sẽ cần theo dõi chặt chẽ trong tuần này bởi vì đây là một ngưỡng kháng cự khá quan trọng.
Về lý thuyết nếu đồng đô vượt qua được 105.5, nó có thể leo xa hơn thậm chí về 108, nhưng cần chú ý USDX vừa trải qua một đợt sóng điều chỉnh khá mạnh từ cuối năm 2022 đến giờ, vì vậy để thực sự tăng mạnh thì là điều tương đối khó khăn. Nó sẽ cần phải tích luỹ nhiều hơn nữa.
Các mốc hỗ trợ cần theo dõi trong tuần này là 102.5 – 103.5. Kháng cự ở 105.5 – 106
Biến động của USDX sẽ được giới hạn trong ngưỡng high – low ngắn hạn này cho đến khi một sự phá vỡ thuyết phục xảy ra. Cho đến thời điểm đó một sự điều chỉnh từ 105.5 – 106 về lại 102.5 – 103.5 hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, hãy chuẩn bị.
Nhận giá Dầu thô WTI
Mặc dù sự lạc quan về triển vọng phục hồi nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc; kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng của Nga vào tháng 3; và nguồn cung dầu ngày càng eo hẹp hơn khi OPEC+ có kế hoạch cắt giảm sản lượng, Dầu WTI đã giảm nhẹ trong tuần vừa rồi do áp lực từ đồng đô la tăng.
Cụ thể, Dầu WTI đã mở cửa vào thứ 2 tuần trước ở 76.59 – và chốt tuần ở 76.41, tức đã giảm 0.18 USD. Mức thấp nhất trong tuần được ghi nhận ở 73.74 và cao nhất là 77.72
Rõ ràng biên độ đã thu hẹp dần sau khi xác định mức Swing high ở 80.57 và Swing low ở 72.39 vào 2 tuần trước đó. Sau khi bắt đầu điều chỉnh từ 13/2, dầu WTI đã giảm khoảng 4.8% và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Mặc dù tăng mạnh trong 2 phiên cuối tuần (23 – 24/2) do xúc tác từ đồng đô la nhưng nó cũng chưa thể tổn hại đến các mốc swing high ngắn hạn trước đó ở 76.5 – 77.72
Vì vậy, nhận định cá nhân của chúng tôi cho rằng USOIL sẽ tiếp tục kiểm tra về lại 73.74 và hoàn toàn có thể tiếp cận đến 70 USD/thùng trong tuần này.
Nhận định chỉ số chứng khoán Mỹ US30
Trong tuần vừa qua, chỉ số S&P 500 mất 2,7%, tuần giảm mạnh nhất từ ngày 9/12. Chỉ số Dow Jones cũng giảm 3%, tuần giảm thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq giảm 3,3%, tuần giảm thứ hai trong ba tuần gần nhất.
Diễn biến thị trường chứng khoán gần đây chịu ảnh hưởng chính từ lạm phát, qua đó kéo tăng quan ngại Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Điều là nguyên nhân cho sự bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ tuần vừa qua.
Trước mắt, hỗ trợ tại 32829 – 32474 là rất quan trọng để theo dõi vì các mốc này đã được giữ khá tốt trong một thời gian dài. Tuy nhiên nếu nó bị phá vỡ, đà giảm của US30 sẽ tiếp tục kéo dài. Trong tuần, chỉ số này sẽ nhiều khả năng bị bán tháo đến 325xx trước khi có nhận định tiếp theo sau khi kết thúc phiên giao dịch đầu tuần hôm nay 27/2.
___
Theo dõi chúng tôi tại channel Telegram để cập nhật chi tiết hơn các bài phân tích về thị trường trong ngày, tin tức và tín hiệu.
Link Telegram: https://t.me/zfxnews